Theo đó, hai bố con anh Đ.V.D (39 tuổi) và bé S.V.T (12 tuổi) ở thôn Nà Lầu, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, sau khi có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, được nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ngày 10/6. Bác sĩ chẩn đoán họ bị viêm màng não, kèm xuất huyết. Anh D. và con trai được chuyển tuyến lên Bệnh viện Bệnh bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị.
Sau 1 ngày vào viện, 2 bệnh nhân đã có kết quả chọc dịch não tủy, chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu. Cập nhật thông tin mới nhất, sau khi điều trị kháng sinh thích hợp, 2 bệnh nhân tạm thời ổn định, tỉnh táo, ăn được, tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Trước đó, mẹ đẻ và con gái của anh D. đã tử vong (ngày 5 và 9/6) cùng triệu chứng ban đầu nhưng chưa xác định được căn nguyên. Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận định "nguy cơ cao có thể do nhiễm não mô cầu".
Ông Tạc Văn Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, cho biết ngay chiều 12/6, tỉnh này đã tổ chức ngay cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các huyện, thành phố để phòng chống dịch viêm màng não mô cầu trên toàn tỉnh.
Ca tử vong đầu tiên là bé gái con anh D. (2 tuổi), bé xuất hiện sốt cao, đau đầu, đi ngoài phân lỏng liên tục, kèm theo nổi ban xuất huyết vùng gối và mặt sau lan ra toàn thân, lơ mơ, ăn uống kém. Gia đình đưa cháu đến trung tâm y tế gần nhà khám và điều trị. Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ngày 4/6, tiếp tục chuyển đến Bệnh viên đa khoa Trung ương Thái Nguyên rồi tử vong ngày 5/6.
Tới ngày 9/6, mẹ anh D. (64 tuổi) xuất hiện sốt cao, đi ngoài phân lỏng nhiều lần kèm theo nổi ban xuất huyết. Bà nhập viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn trong tình trạng hôn mê, tím tái, nguy kịch, xác định tình trạng nguy kịch, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà. Bà tử vong trên đường trở về nhà.
Ngoài 4 trường hợp này, thêm 2 mẹ con cùng nhà có biểu hiện sốt, đau đầu và đi ngoài phân lỏng. Hai bệnh nhân này đã được chuyển đến Trung tâm Y tế Bạch Thông (Bắc Kạn) để điều trị.
Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây hậu quả rất nghiêm trọng. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra.
Viêm màng não mô cầu lây truyền từ người sang người, qua đường hô hấp, tuy nhiên bệnh thường khó chẩn đoán sớm và tiến triển nhanh. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột:
- Không điển hình: Sốt, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, đau họng
- Đặc trưng: Phát ban xuất huyết, cứng cổ, sợ ánh sáng
- Muộn: Hôn mê, mê sảng, co giật mất ý thức; có thể tử vong.
Bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở; đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh; dự phòng bằng thuốc. Quan trọng nhất là tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km, Cần Giờ có những đường bờ biển dài, những cánh rừng ngập mặn xanh mướt và vô vàn món ăn tươi ngon từ hải sản, nên được ví như một “ốc đảo xanh” nằm ngay cạnh Sài Gòn hiện đại, nhộn nhịp.
![]() | ![]() |
Ở Cần Giờ có rất nhiều những khu vực rừng ngập mặn trù phú như rừng ngập mặn Cần Giờ Vàm Sát, khu vực sông Hà Thanh, Giống Cá Vồ. Tới rừng ngập mặn, du khách có thể trải nghiệm ngồi thuyền ngắm cảnh, chèo sup hoặc giăng lưới bắt cá, bắt cua cùng người dân địa phương và thưởng thức hải sản tươi sống thơm ngon.
Tại Cần Giờ có rất nhiều đặc sản như khô cá đù, khô cá dứa, hàu nướng, xoài cát Hòa Lộc, tôm sắt, cá thòi lòi trộn gỏi, dừa nước Cần Giờ…
![]() | ![]() |
Vườn cò Thủ Ðức
Vườn cò Thủ Đức nằm ở Ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km. Nơi đây là chỗ trú ngụ thường xuyên của hàng ngàn con cò.
Đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm mình trong bầu không khí yên bình, trong lành, xanh mát. Cứ mỗi buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống, những đàn cò trắng sẽ lũ lượt bay về và tạo nên cảnh tượng vô cùng thú vị, lạ mắt. Đặc biệt vào thời điểm tháng 4 cũng là lúc đàn có quy tụ với số lượng lớn nhất, lên tới 2000 con.
Để đi thăm thú vườn có, du khách có thể thuê đò ra giữa lòng sông với giá thành 80.000VNĐ/ giờ hoặc nằm đung đưa trên những chiếc võng, ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp của đàn cò và tận hưởng không những trái dừa tươi ướp lạnh, thanh mát.
Khám phá vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn Quốc Gia Cát Tiên là một trong những nơi có số lượng động vật hoang dã nhiều nhất Việt Nam, cũng là nơi hiếm hoi hiện nay có thể dễ dàng quan sát được cuộc sống tự nhiên của các loài động vật quý hiếm. Đối với du khách ở gần hơn có thể đến đây chơi vào hai ngày cuối tuần, hoặc thậm chí có thể tham quan trong ngày.
![]() | ![]() |
Du khách đến với vườn Quốc gia Cát Tiên sẽ có rất nhiều lựa chọn trải nghiệm. Là nơi đa dạng nhiều hệ sinh thái như rừng thường xanh lá rộng, đồng cỏ, vùng đầm lầy ngập nước...du khách có thể lựa chọn đi xe chuyên dụng, đạp xe hoặc đi bộ đi thăm thú muôn vàn loài động, thực vật phong phú, đa dạng và hiếm có như những cây cổ thụ lên tới 700 tuổi, khu rừng đầm lầy Bàu Sấu- nơi trú ngụ của hàng trăm cá thể cá sấu, thăm quan khu bảo tồn gấu, chim, cắm trại giữa những cánh rừng xanh ngát…
Bé ngừng tuần hoàn nghi sặc sữa
Với những các y bác sĩ, cảm giác cứu được một người đang ở giữa sự sống và cái chết luôn khiến họ mừng rỡ và khó có thể quên được.
Theo ThS-BS. Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai), trước mỗi trường hợp cấp cứu thành công như vậy, bao giờ người làm nghề y cũng trải qua các cung bậc cảm xúc như hốt hoảng và lo sợ, quyết tâm và cố gắng, mừng rỡ và yên tâm.
ThS.BS. Lương Quốc Chính nhớ lại, cách đây không lâu, một đồng nghiệp của mình tại BV Nhi Trung Ương đã chia sẻ câu chuyện cứu chữa một em bé ngừng tuần hoàn nghi sặc sữa thành công khiến bác sĩ vô cùng xúc động.
Đó là câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương khi trong gang tấc cứu sống bé gái Phạm Thị H (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng).
![]() |
Bé gái Phạm Thị H (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) được cứu sống trong gang tấc. |
Bác sĩ Hiếu kể: “Hôm ấy, hết giờ làm việc, tôi vừa ra khỏi khoa thì gặp một bà mẹ hốt hoảng bế đứa con tím ngắt, chân tay buông thõng ở ngay gần trước khoa cầu cứu bác sĩ.
Mình sợ quá, vội vàng ra xem, thấy con không thở nữa, tím tái, trương lực cơ mềm nhẽo, mình đoán ngừng thở, ngừng tim, vì bé chỉ cách khoa hồi sức khoảng mấy chục mét thôi.
Mình vừa bế, vừa chạy, vừa ép tim ngoài lồng ngực đi thẳng lên tầng 2 khoa sơ sinh (mất khoảng 30 giây là vào được khoa), trong 30 giây ấy thấy bé è được 2 tiếng, đoán là bé bị sặc và tắc nghẽn đường thở. Mình lên khoa nhờ mọi người trợ giúp bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực, hút sạch đờm dãi, sẵn sàng đặt nội khí quản.
Sau khi ép tim và bóp bóng khoảng gần 1 phút, bé khóc trở lại được, hồng hào, trương lực cơ khá dần lên, không cần phải đặt ống.
Theo lời mẹ bé kể, bé vừa bú xong, sau bú thì tím tái rồi lịm dần đi cho đến hôn mê, không phản xạ, không có nhịp thở.
Tuy bé được đưa vào khoa hồi sức nhưng chỉ dùng những động tác sơ cứu ban đầu, chưa cần máy móc gì đặc biệt bé đã hồi phục hoàn toàn. Như vậy để thấy rằng hồi sức ban đầu rất quan trọng, có thể cứu sống một mạng người, một cuộc đời”, bác sĩ Hiếu kể.
Ăn bánh gio bị sặc, bé 4 tuổi thoát chết trong gang tấc
Cũng kể về câu chuyện trẻ bị tại nạn bất ngờ, ThS-BS. Lương Quốc Chính không quên trường hợp một cháu bé 4 tuổi ăn bánh gio bị sặc được bố mình sơ cứu kịp thời.
Khi đang cùng cậu mình ăn bánh gio, bé đột ngột ho vài tiếng rồi nghẹn bứ lại. Mặt đỏ bừng, chảy nước mắt nhưng không khóc được. May mà bố ngồi cạnh, ôm ngay bé dậy, tựa ngực vào tay bố, vỗ cho bé 5 phát mạnh vào lưng... miếng bánh gio to tướng bật ra.
![]() |
Bánh gio, thường được các gia đình sử dụng làm món ăn trong ngày Tết, là một trong nhưng nguyên nhân dễ gây sặc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ. Ảnh: Bác sĩ LQC |
Theo ThS-BS. Lương Quốc Chính, dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sặc, đó là "hội chứng xâm nhập" như trẻ đang ăn, đang chơi đột ngột ho sặc sụa, mặt tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức.
Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn (dị vật thanh quản) trẻ có thể ngừng thở ngay lập tức, tiếp đó là hôn mê và tử vong nếu không được xử trí đúng cách.
"Hội chứng xâm nhập" cũng có thể chỉ kéo dài một vài phút thì hết do dị vật đã di chuyển sâu vào bên trong đường thở gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi vào sâu vào trong đường thở, tùy thuộc vào vị trí mắc kẹt dị vật mà trẻ có các biểu hiện khác nhau: Nói khàn, thở rít, thở khò khè và khó thở (dị vật hạ thanh quản, khí quản); ho và thở khò khè, ho ra máu, khó thở, nghẹt thở, suy hô hấp, thở yếu, sốt và tím tái (dị vật phế quản).
Theo bác sĩ Chính, khi thấy con hóc, việc người lớn hay làm đầu tiên là đưa tay vào cổ họng trẻ móc dị vật ra dù có nhìn hay không nhìn thấy dị vật. Điều này vô tình sẽ kích thích phản xạ co thắt thanh quản, phản xạ ho đẩy dị vật lên thanh quản gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn và có thể làm trẻ tử vong nhanh chóng.
Bị hóc dị vật, cấp cứu là thời gian vàng vì trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị mất não sau 3 - 5 phút khi bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Việc sơ cứu kịp thời sẽ quyết định việc có cứu sống được trẻ hay không.
Với những trẻ bị sặc đường thở do dị vật có kích thước lớn và nhiều góc cạnh thường dễ gây suy hô hấp, ngừng thở và có nguy cơ tử vong cao. Trong trường hợp này cha mẹ cần khẩn trương gọi ngay người hỗ trợ đồng thời tiến hành ngay các thao tác sau: đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, mở miệng trẻ và thử móc họng trẻ lấy những dị vật nhìn thấy được ra, nâng cằm, đẩy hàm để làm thông thoáng đường thở.
Trong trường hợp trẻ bị hóc, sặc dị vật sau khi xử lý ban đầu, nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, có thể phải mở khí quản cấp cứu để làm thông thoáng đường thở, nội soi phế quản để lấy dị vật, và điều trị các biến chứng khác do sặc như xẹp phổi, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi.
H. Thúy
" alt=""/>Tai nạn bất ngờ ở trẻ em và cách phòng tránh